Chế độ ăn uống
Giống như những hạt mầm nhỏ, mèo con cũng cần thức ăn chất lượng cao để đảm bảo phát triển hợp lí. Tuổi mèo con kéo dài hết một năm, và chúng nên được cho ăn các thực phẩm dành riêng cho mèo con trong vòng 12 tháng đầu. Tránh sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thay vào đó bạn nên tập trung cho mèo ăn những nhãn hàng thực phẩm đáng tin cậy đã được kiểm chứng. Nếu nhà bạn nuôi thêm chó, bạn cần chú ý không cho mèo con ăn uống bất cứ loại thức ăn dành cho chó, vì mèo cần hấp thu nhiều lượng taurine và axit amin hơn thực phẩm dành cho chó. Nếu thiếu chất taurine, mèo cưng có thể bị mù và mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch.
Tiêm chủng
Nếu mèo con nhà bạn được xác nhận là âm tính với bệnh bạch cầu. hãy đưa mèo con đi tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho nó. Tất cả các bé mèo sẽ được tiêm phòng bệnh cúm ở mèo do virus feline viral rhinotracheitis và calici – hai loại virus đầu tiên gây bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp ở mèo.
Ngoài ra, mèo con cũng cần được tiêm phòng bệnh sốt ho ở mèo – căn bệnh nguy hiểm gây nên tiêu chảy cấp. Sau 12 tuần tuổi, mèo con sẽ được tiêm phòng bệnh dại. Mặc dù y học có sẵn nhiều chủng loại vắc xin cho mèo, nhưng việc tiêm chủng không hẳn là thủ tục y khoa an toàn, nên bạn sẽ cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết loại vắc xin nào cần thiết cho từng con mèo dựa trên tập tính sinh sống của nó.
Virus bệnh bạch cầu ở mèo có lẽ là loại virus tấn công loài mèo đáng sợ nhất. Loại virus này lây lan trực tiếp từ mèo này sang mèo khác và trong quá trình mèo mẹ mang thai, và là bản án tử hình cho bất cứ nạn nhân nào nhiễm phải. Hiệp hội bác sĩ cho mèo tại Mỹ (AAFP) cùng với Học viện Y dược cho mèo (AFM) khuyên người nuôi nên kiểm tra sức khỏe định kì mèo cưng nhằm phát hiện sớm loại virus này. Nếu kết quả kiểm tra là dương tính, bạn nên kiểm tra lại sức khỏe cho mèo để chắc chắn.
Những con mèo trưởng thành nhiễm bệnh có thể sống được vài tháng (hoặc vài năm) nếu được chăm sóc tốt; trong khi đó, mèo con hiếm khi qua khỏi vài tuần sau khi bệnh được chẩn đoán. Do vậy, việc cần thiết nhất mà bạn nên làm khi nhận nuôi mèo là hãy kiểm tra sức khỏe cho nó, đặc biệt bệnh bạch cầu. Việc kiểm tra cần tiến hành trước khi bạn cho mèo mới về nhà vì virus lây rất nhanh sang các con mèo bạn đang nuôi.
Loại virus gây suy giảm hệ miễn dich ở mèo (FIV) khá giống với virus HIV ở người. Mặc dù nó không nguy hiểm tính mạng trực tiếp như virus bệnh bạch cầu, bệnh suy giảm miễn dịch cũng là một lo lớn cho bất cứ con mèo nào dương tính với virus gây bệnh, vì nó từ từ tàn phá hệ miễn dịch và mèo sẽ chết vì một loạt các căn bệnh truyền nhiễm thông thường khác.
Hiệp hội bác sĩ cho mèo tại Mỹ (AAFP) và Học viện Y dược cho Mèo (AFM) khuyến cáo xét nghiệm mèo con dưới 6 tháng tuổi có thể cho ra kết quả không đáng tin cậy về virus suy giảm miễn dịch ở mèo. Kết quả xét nghiệm dương tính cho mèo con dưới 6 tháng tuổi cần được xem xét cẩn thận, và lặp lại sau khi mèo con đủ 6 tháng tuổi. Mặt khác, virus bệnh bạch cầu ở mèo có thể xuất hiện bất cứ độ tuổi nào, cho nên ta cần xét nghiệm mèo con càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 8 tuần tuổi.
Bệnh giun sán
Bình thường, các kí sinh trùng cộng sinh trong ruột mèo, nhưng một số loài kí sinh như giun tròn, giun móc, trùng cầu lại là “kẻ phá hoai” sức khỏe hay gặp nhất. Giun kí sinh trong ruột có thể ở lại trong hệ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng từ vật chủ, do đó ảnh hướng xấu đến mèo con trong giai đoạn phát triển. Trùng cầu là kí sinh trùng đơn bào gây ra bệnh tiêu chảy ở mèo con, và những con mèo bé dễ gặp nguy hiểm nếu bị mất nước nhiều. May mắn là hầu hết các loài kí sinh đều dễ dàng bị tiêu diệt. Nhớ rằng, lần đầu tiên bạn đến bác sĩ thú y thì hãy mang mẫu phân của mèo con đến để bác sĩ phân tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét